3 cách thông thường để sở hữu nhà xưởng trong KCN ở Việt Nam


3 cách thông thường để sở hữu nhà xưởng trong KCN ở Việt Nam

Sau đây mình xin tóm tắt lại các hình thức để sở hữu một nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp tại Việt Nam như sau:

Cách 1: Thuê đất

Thuê đất từ chủ đầu tư khu công nghiệp và xây nhà máy lên.

Cách này thường sử dụng nhiều nhất vì tính đơn giản của nó. Hồ sơ pháp lý, thủ tục đơn giản nhất.

Cách 2: Mua tài sản

Cách này thường dùng trong TH nhà đầu tư MUỐN CÓ NHÀ MÁY CÓ SẴN không phải tốn thời gian xin phép xây dựng và xây lên hoặc trong trường hợp KHU CÔNG NGHIỆP KHÔNG CÒN ĐẤT để cho thuê nữa. Ở phương án này, cả hai bên mua bán ngoài hợp đồng mua bán còn cần làm việc với:

  • Chủ đầu tư khu công nghiệp: cho hợp đồng 3 bên, hợp đồng thuê đất mới của bên mua;
  • Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh: về ngành nghề bên mua có nằm trong danh mục ngành nghề tiếp nhận của khu công nghiệp đó hay không và việc chấm dứt/di dời dự án đầu tư của bên bán cũng như đăng kí dự án đầu tư mới của bên mua;
  • Phòng công chứng tại địa phương cho hợp đồng mua bán
  • Sở tài nguyên môi trường: cho công việc cập nhật giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên mua sau khi giao dịch hoàn thành

Cách 3: Mua công ty

3.1. Cách này thường dùng trong TH lô đất bán là đất trốngcông ty dự án sở hữu lô đất chưa có hoạt động kinh doanh nào khác phát sinh trừ việc sở hữu lô đất. Mục đích của việc mua 100% vốn của công ty chính là để sở hữu lô đất. Sau khi mua xong, bên mua sẽ tiến hành cập nhật dự án đầu tư của mình, có thể đổi tên công ty (nếu muốn) và bắt đầu xây dựng.

3.2. Hoặc trường hợp bên mua muốn mua toàn bộ mảng sản xuất của nhà máy: bao gồm tài sản (nhà xưởng, máy móc) và thương hiệu, các hợp đồng mua bán, tệp khách hàng, nhân sự vận hành của công ty… Phần này thiên về mua bán sáp nhập và việc định giá dựa trên nhiều yếu tố, hầu hết bên mua và bên bán là cùng một ngành nghề. Cái này thì cũng hết sức phức tạp nên nhờ luật sư xem qua các điều khoản của hợp đồng.

Ngoài 3 cách trên còn có 1 cách nữa là Chuyển nhượng toàn bộ hoặc 1 phần dự án đầu tư. Nghe nói thập phần khó vì cần xin chấp thuận chủ trương. Trường hợp áp dụng theo mình nghĩ là dự án đầu tư đó đất phải đủ lớn và bên mua mua một phần của dự án để hoạt động chứ không phải toàn bộ nên không thể áp dụng cách 3 và cũng thể bán được theo cách 1 và 2. Mình thấy áp dụng ở các dự án thiên bất động sản nhiều hơn là sản xuất.  Anh/chị nào đã từng làm qua hình thức này xin cho biết thêm kinh nghiệm nhé.